Áp dụng Giây_nhuận

Theo lịch sử, các giây nhuận đã được chèn thêm vào khoảng sau từng 18 tháng. Tuy nhiên, sự tự quay của Trái Đất là không thể dự đoán trước trong một khoảng thời gian dài, vì thế không thể dự đoán trước sự cần thiết phải thêm vào xa hơn là một năm về phía tương lai. Giữa tháng 1 năm 1972 và tháng 11 năm 2001, IERS (viết tắt trong tiếng Anh của tổ chức: International Earth Rotation and Reference Systems Service tức Dịch vụ quốc tế các hệ thống tham chiếu và sự tự quay Trái Đất) đã ra chỉ thị chèn vào giây nhuận trong 22 trường hợp. Cho tới nay, khoảng thời gian dài nhất mà không cần giây nhuận là từ giây nhuận ngày 31/12/1998 tới giây nhuận ngày 31/12/2005. Ngày 14 tháng 1 năm 2005, IERS thông báo là sẽ KHÔNG có giây nhuận vào cuối tháng 6 năm 2005.

Đây là trách nhiệm của IERS trong việc đo lường sự tự quay của Trái Đất và xác định cần hay không cần giây nhuận. Sự xác định của họ được thông báo trong Tập san C (Bulletin C), thông thường được xuất bản sáu tháng một lần.

Dự kiến, Liên hiệp quốc tế các ngành liên lạc viễn thông (UIT) có thể sẽ xem xét việc chấm dứt sử dụng giây nhuận.

Lưu ý rằng giây nhuận không có liên quan gì với năm nhuận.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giây_nhuận http://www.britannica.com/EBchecked/topic/596034 http://hpiers.obspm.fr/eoppc/bul/bulc/BULLETINC.GU... http://time.gov http://tycho.usno.navy.mil/leapsec.html http://www.iers.org/iers/earth/rotation/utc/table2... http://www.iers.org/iers/publications/bulletins/bu... http://www.thienvanvietnam.org/index.php?option=co... http://www.ucolick.org/~sla/leapsecs/ http://www.cl.cam.ac.uk/~mgk25/time/leap/ http://www.dantri.com.vn/chuyenla/2005/12/94700.vi...